Chủ đề
    Ký quỹ Cô Lập/Ký quỹ Chéo là gì?
    bybit2024-02-26 12:15:21

    Mối quan hệ giữa đòn bẩy và ký quỹ là gì?

    Tất cả các thể loại giao dịch và đầu tư đều bao gồm 2 khía cạnh: lời/lỗ và quản lý rủi ro. Đòn bẩy là công cụ chính để bạn cân nhắc về hai khía cạnh này. Tại Bybit, tính năng chính của đòn bẩy là để điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu cho vị thế của bạn. Ký quỹ có thể được xem là tài sản đảm bảo, đại diện cho mức độ rủi ro mà người giao dịch có thể chấp nhận được trong khoản đầu tư này.

    Đòn bẩy càng cao, ký quỹ được sử dụng sẽ càng thấp. Với cùng một lượng ký quỹ, người giao dịch có thể mở một vị thế cỡ lớn và tăng lời tối đa theo kích cỡ tăng lên của vị thế. Nhưng trong khi đó, giá thanh lý của vị thế sẽ gần với giá nhập vào hơn, tức là vị thế sẽ dễ bị thanh lý hơn vì không thể chịu lỗ lớn.

    Đòn bẩy càng thấp, ký quỹ được sử dụng sẽ càng cao. Với cùng một lượng ký quỹ, người giao dịch có thể sẽ bị giới hạn về kích cỡ vị thế mà mình có thể mở. Người giao dịch có thể không được tăng lời tối đa theo kích cỡ vị thế. Tuy nhiên, giá thanh lý của vị thế sẽ cách xa giá nhập vào hơn, tức là vị thế sẽ không dễ dàng bị thanh khoản vì nó có thể chịu lỗ tốt hơn.

     

    Bybit áp dụng 2 Hệ thống Ký quỹ

    Bybit có hai chế độ ký quỹ: Ký quỹ Cô lập và Ký quỹ Chéo

     

    Chế độ Ký quỹ Cô lập là gì?

    Chế độ ký quỹ cô lập mô tả việc ký quỹ được đặt vào một vị thế tách biệt khỏi số dư tài khoản của nhà giao dịch. Chế độ này cho phép các người giao dịch quản lý rủi ro của họ sát sao hơn vì số tiền tối đa mà nhà giao dịch sẽ mất từ việc thanh lý được giới hạn ở mức ký quỹ vị thế được đặt cho vị thế mở đó.

    Ví dụ: người giao dịch có thể mở vị thế 1,500 BTCUSD tại mức giá $10.000 với đòn bẩy 1x. Ký quỹ ban đầu được dùng để mở vị thế là 0,15 BTC. Sau đó, người này thay đổi đòn bẩy thành 3x. Ký quỹ ban đầu cần thiết (tài sản đảm bảo) sẽ từ 0,15 BTC trở thành còn 0,05 BTC. Trong trường hợp thanh khoản, người này sẽ chỉ mất đi 0,05 BTC ký quỹ ban đầu (không bao gồm phí). Theo đó, người giao dịch có thể giới hạn rủi ro của mình.

    Chế độ Ký quỹ Chéo là gì?

    Đây là chế độ ký quỹ mặc định tại Bybit. Chế độ ký quỹ chéo sử dụng tất cả số dư có sẵn trong tài khoản của người giao dịch trong loại cặp tiền giao dịch tương ứng để ngăn chặn việc thanh lý. Khi vốn chủ sở hữu của cặp giao dịch thấp hơn mức ký quỹ duy trì, vị thế sẽ bị thanh lý. Trong trường hợp thanh lý, người giao dịch sẽ mất tất cả vốn chủ sở hữu của mình cho cặp giao dịch cụ thể đó.

    Ví dụ: người giao dịch mở một vị thế BTCUSD. Khi vị thế BTCUSD này bị thanh khoản, người giao dịch sẽ mất tất cả số dư USDT của mình, và số dư BTC sẽ không bị ảnh hưởng.

    Ký quỹ chéo và ký quỹ cô lập có thể hoán đổi cho nhau khi có một vị thế mở không?

    Người giao dịch luôn có thể thay đổi chế độ ký quỹ tại khu vực đặt lệnh. Sau khi được thay đổi, chế độ ký quỹ mới sẽ được áp dụng cho vị thế mở và mọi lệnh mở & điều kiện. Giá thanh lý của vị thế sẽ bị ảnh hưởng sau mỗi lần thay đổi ký quỹ. Vì thế, hai chế độ ký quỹ cô lập và ký quỹ chéo có thể thay đổi với nhau bất kỳ lúc nào, khi tài khoản có đủ ký quỹ và việc thay đổi không ngay lập tức kích hoạt thanh lý.

     

    Người giao dịch có thể thay đổi đòn bẩy ở chế độ ký quỹ chéo không? Làm sao để tính ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì ở chế độ ký quỹ chéo?

    Trong chế độ ký quỹ chéo, các nhà giao dịch có thể đặt đòn bẩy của riêng họ.

    Với người dùng đăng ký từ ngày 09/08, hệ thống sẽ sử dụng đòn bẩy 10x để tính toán ký quỹ ban đầu theo mặc định. Lấy ví dụ hợp đồng vĩnh viễn BTCUSDT: ký quỹ ban đầu được dùng để giao dịch hợp đồng này là 1/10 giá trị hợp đồng, tức là số lượng hợp đồng tối đa có thể được mở trong tài khoản của bạn sẽ được tính theo mặc định sử dụng đòn bẩy 10x.

    Nếu nhà giao dịch muốn sử dụng bội số đòn bẩy khác, nhà giao dịch có thể nhấp vào "ký quỹ chéo" trong vùng lệnh và điều chỉnh đòn bẩy bằng cách trượt thanh chỉ báo hoặc tự nhập bội số đòn bẩy theo cách thủ công.
    image.png

    Với người dùng đăng ký trước ngày 09/08, hệ thống vẫn sẽ sử dụng mức đòn bẩy tối đa được cho phép dưới giới hạn rủi ro hiện tại để tính toán ký quỹ ban đầu theo mặc định. Ví dụ: hợp đồng vĩnh viễn BTCUSDT cho phép sử dụng đòn bẩy tối đa là 100 lần dưới giới hạn rủi ro tối thiểu. Số tiền ký quỹ ban đầu được sử dụng để giao dịch hợp đồng này là giá trị hợp đồng/100, tức số lượng hợp đồng tối đa có thể được mở trong tài khoản sẽ được tính theo mặc định bằng cách sử dụng đòn bẩy 100x.

     Chúng ta hãy xem xét số lượng vị thế có thể được mở với các bội số đòn bẩy khác nhau. Lấy BTCUSDT làm ví dụ:

    Nhà giao dịch chọn chế độ ký quỹ chéo, số tiền ký quỹ ban đầu để sử dụng là 1.000 USDT và số lượng hợp đồng có thể mua được với đòn bẩy 100x, 50x và 10x với mức giá 30.000 USDT như sau:

     

    Đòn bẩy gấp 100 lần: số lượng hợp đồng = 1000x100/30000 = 3,333 BTC

    Đòn bẩy gấp 50 lần: số lượng hợp đồng = 1000x50/30000 = 1,666 BTC

    Đòn bẩy gấp 10 lần: số lượng hợp đồng = 1000x10/30000 = 0,333 BTC

    Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng đòn bẩy được sử dụng trong chế độ ký quỹ chéo càng thấp, kích thước vị thế có thể được mở càng nhỏ.

    * Số lượng hợp đồng = ký quỹ ban đầu x đòn bẩy / giá nhập

    Việc tính toán ký quỹ duy trì giống với chế độ ký quỹ chéo và chế độ ký quỹ cô lập. tức là tỷ lệ ký quỹ duy trì = giá trị vị thế * tỷ lệ ký quỹ duy trì.

     

    Liệu sửa đổi đòn bẩy của vị thế có ảnh hưởng đến giá thanh lý của vị thế theo chế độ ký quỹ chéo không??

    Theo chế độ ký quỹ chéo, giá thanh lý của vị thế sẽ chỉ thay đổi khi số dư khả dụng của tài khoản, quy mô vị thế, giá nhập của vị thế hoặc giới hạn rủi ro của tài khoản được thay đổi. Nếu không, giá thanh lý sẽ không thay đổi.

    Việc thay đổi giá thanh lý theo phương thức ký quỹ chéo chủ yếu được chia thành ba trường hợp sau:

    1. Nhà giao dịch chỉ giữ một vị thế duy nhất và không giữ bất kỳ lệnh mở nào.

      Trong trường hợp này, giá thanh lý sẽ không bị ảnh hưởng. Do theo chế độ ký quỹ chéo, khi nhà giao dịch điều chỉnh đòn bẩy, số lượng vị thế, giá nhập và tổng số tài sản được sử dụng để hỗ trợ vị thế sẽ không thay đổi.
       
    2. Người dùng chỉ giữ một vị thế duy nhất và giữ các lệnh mở cùng một lúc.

      Trong trường hợp này, giá thanh lý của vị thế sẽ bị ảnh hưởng. Khi đòn bẩy được tăng lên, số tiền ký quỹ ban đầu bị chiếm bởi lệnh mở sẽ giảm xuống, do đó, có thể giải phóng nhiều tiền ký quỹ hơn và số dư khả dụng tăng lên có thể được sử dụng để hỗ trợ vị thế. Nếu đòn bẩy được giảm xuống, điều ngược lại sẽ xảy ra, vì cần có nhiều ký quỹ ban đầu hơn cho các lệnh mở.
       
    3. Người dùng nắm giữ nhiều vị thế cùng chung tài sản, chẳng hạn như các cặp giao dịch USDT sử dụng USDT làm ký quỹ.

      Trong trường hợp này, việc sửa đổi đòn bẩy sẽ ảnh hưởng đến giá thanh lý. Bởi vì số tiền ký quỹ ban đầu cần thiết cho các vị thế sẽ tăng hoặc giảm với sự điều chỉnh của đòn bẩy. Khi đòn bẩy của một trong các vị trí được tăng lên, số tiền ký quỹ cần thiết cho vị thế đó sẽ giảm xuống và phần ký quỹ này sẽ được giải phóng để hỗ trợ các vị thế khác; và khi đòn bẩy của một trong các vị thế bị giảm, thì vị thế đó yêu cầu nhiều tiền ký quỹ ban đầu hơn. Do đó làm giảm số dư khả dụng của tài khoản, điều này sẽ làm di chuyển giá thanh lý của các vị thế khác gần hơn với giá tham chiếu, do đó làm tăng rủi ro thanh lý vị thế.

    Đòn bẩy hiệu quả ở chế độ ký quỹ chéo được tính như thế nào?

    Đòn bẩy hiệu quả được tính toán dựa trên giá trị vị thế của nhà giao dịch so với mức lỗ tối đa có thể có của vị thế.

    Ký quỹ chéo với khoản lời chưa quyết toán:

    Đòn bẩy hiệu quả = Giá trị vị thế / (Ký quỹ vị thế + Số dư khả dụng + Lời chưa quyết toán)

    Ký quỹ chéo với khoản lỗ chưa quyết toán:

    Đòn bẩy hiệu quả = Giá trị vị thế / (Ký quỹ vị thế + Số dư khả dụng)

    *Số dư khả dụng = Số dư ví - Ký quỹ vị thế - Tổng ký quỹ lệnh

    Đòn bẩy hiệu quả càng cao thì rủi ro thanh lý càng cao, vì giá thanh lý sẽ gần với giá tham chiếu hơn.

    Đòn bẩy có ảnh hưởng thế nào đến Lời & Lỗ chưa quyết toán?

    Trên thực tế, đòn bẩy sẽ không ảnh hưởng đến P&L chưa quyết toán. Khi đòn bẩy được điều chỉnh cho một vị thế, các yêu cầu ký quỹ ban đầu sẽ thay đổi trong khi kích thước vị thế (QTY) không thay đổi. Chức năng chính của việc áp dụng đòn bẩy là xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu cần thiết để mở vị thế của bạn. Lãi lỗ chưa quyết toán sẽ không được nhân lên khi các nhà giao dịch thay đổi đòn bẩy.

    Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cách các nhà giao dịch có thể hưởng lợi từ việc sử dụng đòn bẩy cao hơn là họ có thể mở một quy mô vị thế lớn hơn với cùng một số tiền ký quỹ. Do đó, Lãi lỗ chưa quyết toán sẽ được khuếch đại từ Quy mô vị thế tăng lên nhưng KHÔNG phải từ đòn bẩy tăng.

    Vui lòng tham khảo "Đòn bẩy có ảnh hưởng đến Lãi lỗ chưa quyết toán của bạn không? " để được giải thích chi tiết hơn.

    Đòn bẩy có ảnh hưởng thế nào đến tỷ suất hoàn vốn (ROI%)?

    Tuy việc điều chỉnh đòn bẩy không có ảnh hưởng đến Lời & Lỗ chưa quyết toán, nhà giao dịch vẫn sẽ thấy các % Lãi lỗ chưa quyết toán (tỷ suất hoàn vốn / ROI%) bị thay đổi.

    Ở chế độ ký quỹ cô lập:

    Lời & Lỗ chưa quyết toán % = Lời & Lỗ chưa quyết toán / (Ký quỹ ban đầu + Phí đóng vị thế + Ký quỹ được thêm vào vị thế) x 100%

    Ở chế độ ký quỹ chéo:

    Lời & Lỗ chưa quyết toán % = Lời & Lỗ chưa quyết toán / (Ký quỹ ban đầu + Phí đóng vị thế) x 100%

    Đòn bẩy tăng lên sẽ làm giảm ký quỹ ban đầu cần thiết và ngược lại. Vì thế, với cùng lượng Lời & Lỗ chưa quyết toán, nhà giao dịch có thể sẽ thấy tỷ suất hoàn vốn chưa quyết toán tăng lên vì ký quỹ vị thế bị giảm đi, chứ không phải là do lợi nhuận thuần tăng lên.

    Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo:

    Cách tính P&L (Hợp đồng nghịch đảo)

    Cách tính P&L (Hợp đồng USDT)

    Nó có hữu ích không?
    yesyesKhông

    Refreshing too often

    Verification Code will refresh in 2 sec.